TÌM KIẾM
Nhu cầu
Quận/Huyện
Loại
Dự án
Phòng ngủ
Nội thất
Khoảng giá bán
Khoảng giá thuê

Kinh nghiệm cho người nước ngoài thuê nhà như thế nào?

Tuy việc cho thuê nhà cho người nước ngoài có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể, nhưng cũng đồng thời đòi hỏi sự chuẩn bị và quản lý cẩn thận. Đối với người cho thuê nhà, việc thuê cho người nước ngoài có thể mang lại nguồn thu nhập ổn định và đáng tin cậy. Khoản tiền thuê nhà thường cao hơn so với thuê cho người nội địa, điều này có thể giúp tối ưu hóa lợi nhuận từ tài sản bất động sản. Dưới đây là chia sẻ về “Kinh nghiệm cho người nước ngoài thuê nhà”, mời bạn đọc tham khảo:

Căn cứ pháp lý Luật Nhà ở năm 2014

Điều kiện nào để cho người nước ngoài thuê nhà?

Thuê nhà là một giao dịch trong đó một người (người thuê) trả tiền cho chủ sở hữu nhà hoặc người cho thuê để có quyền sử dụng và ở trong căn nhà hoặc tài sản. Trong thỏa thuận thuê nhà, người thuê có quyền sử dụng tài sản nhưng không phải là chủ sở hữu và thường phải tuân theo các điều khoản và điều kiện được đặt ra trong hợp đồng thuê nhà Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, việc người nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam đã không còn quá xa lạ.

Trên cơ sở quy định tại Điều 119 Luật nhà ở năm 2014, người cho thuê nhà và người thuê nhà cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Thứ nhất, đối với bên cho thuê

Nhà cho người nước ngoài thuê phải là nhà của bên cho thuê và do bên cho thuê là chủ sở hữu ở hoặc được chủ sở hữu ủy quyền thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật và phải có đủ năng lực hành vi dân sự.

Khi tổ chức là bên cho thuê nhà thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân và có giấy phép hoạt động, trừ trường hợp nhà tình nghĩa, tình thương được tổ chức tặng.

– Thứ hai, đối  với bên thuê nhà

Phải là cá nhân người nước ngoài có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch và đối tượng phải thuộc diện sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tuy nhiên không bắt buộc phải có giấy đăng ký tạm trú hoặc thường trú trực tiếp tại nơi diễn ra giao dịch.

Trên cơ sở quy định tại Điều 118 Luật nhà ở năm 2014, nhà cho người nước ngoài thuê phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:

– Một là, bên thuê nhà phải có Giấy chứng nhận được pháp luật công nhận.

– Hai là, nhà cho thuê không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại hoặc đang trong thời gian sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn.

– Ba là, nhà cho thuê không thuộc diện bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Bốn là, nhà cho thuê không thuộc diện bị thu hồi đất, có thông báo giải tỏa hay phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

– Năm là, nhà cho thuê phải bảo đảm chất lượng nhà thuê với đầy đủ hệ thống điện, nước, bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn cho người thuê phòng.

Thủ tục cho người nước ngoài thuê nhà năm 2023

Trong môi trường kinh tế ngày nay, với sự hội nhập và giao thương liên quốc gia, việc người nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam đã không còn là điều xa lạ. Sự phát triển của nền kinh tế và du lịch đã tạo ra nhu cầu cho dịch vụ thuê nhà từ phía cả người Việt Nam và người nước ngoài.

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác thì để tiến hành thủ tục đăng ký cho người nước ngoài thuê nhà, bên cho thuê nhà cần thực hiện các bước sau:

Bước 1 Đăng ký kinh doanh hoạt động cho thuê nhà

Hoạt động kinh doanh cho thuê nhà là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Để thực hiện việc đăng ký kinh doanh bạn phải lên UBND Quận nơi bạn có nhà cho thuê để đăng ký, khi đăng ký bạn cần các giấy tờ sau:

– Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu nhà cho thuê ( Sổ đỏ hoặc HĐMB nhà)

– Giấy chứng minh nhân dân

Bước 2 Đóng thuế môn bài và kê khai mã số thuê căn hộ

Nộp thuế môn bài và Kê khai mã số thuế giúp cơ quan thuế kiểm soát được hoạt động kinh doanh của bạn. Việc đóng thuế đầy đủ trong hoạt động kinh doanh vừa là trách nhiệm và nghĩa vụ giúp phát triển đất nước.

Những giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

– Giấy đăng ký kinh doanh.

– Tờ khai thuế Môn bài.

– Tờ khai mã số thuế căn hộ tại địa phương.

Bước 3 Đăng ký an ninh trật tự tại địa phương

Việc đăng ký an ninh trật tự giúp cơ quan quản lý kiểm soát được việc cư trú, lưu trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Nếu bạn bỏ qua bước này mà cho người nước ngoài thuê khi bị phát hiện bạn đã vô tình vi phạm pháp luật và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phạt hành chính.

Những giấy tờ cần mà người cho thuê cần có:

– Giấy đăng ký kinh doanh.

– Bản khai lý lịch chủ hộ.

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận về  an ninh trật tự để làm ngành nghề kinh doanh.

– Giấy đăng ký đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.

Bước 4 Khai báo tạm trú cho khách nước ngoài tại công an địa phương

Khách thuê nhà trong trường hợp này được hiểu là người nước ngoài. Sau khi bạn hoàn thiện đầy đủ 3 bước trên khi đó bạn đã chắc chắn đủ điều kiện cho thuê nhà theo pháp luật qui định. Trường hợp khách thuê nhà là người nước ngoài thì hồ sơ và thủ tục sẽ gồm những giấy tờ sau:

– Giấy phép đăng ký kinh doanh.

– Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài.

– Passport còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam.

– Hợp đồng thuê nhà.

– Giấy đăng ký an ninh trật tự do công an quận cấp.

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thuê và các loại giấy tờ tùy thân.

Bước 5 Thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân

Sau cùng, để kết thúc quá trình cho khách nước ngoài thuê phòng, bên cho thuê cần nộp thuế thu nhập cá nhân ở chi cục thuế. Việc nộp thuế thu nhập cá nhân là bước cuối cùng để hoàn thiện quá trình thuê cho khách nếu bạn phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo yêu cầu của pháp luật thì bạn phải hoàn thiện bước này bằng cách lên chi cục thuế quận để khai thuế

Những giấy tờ mà bên chủ nhà cần chuẩn bị gồm có:

– Hợp đồng cho thuê nhà.

– Kê khai thuế phải nộp với cơ quan thuế.

– Giấy xác nhận khai thuế thu nhập cá nhân lên kho bạc để nộp vào ngân sách nhà nước.

Kinh nghiệm cho người nước ngoài thuê nhà

Việc thuê nhà là một loại giao dịch đặc biệt, đòi hỏi sự chính xác tối đa để đảm bảo sự thống nhất về quyền và nghĩa vụ của tất cả các bên tham gia trong thời kỳ thuê. Nó không chỉ là việc đạt được một thoả thuận, mà còn là nền tảng quan trọng để xử lý bất kỳ xung đột nào có thể phát sinh giữa các bên liên quan. Trong bối cảnh này, việc lập hợp đồng thuê nhà với tính chính xác cao không chỉ thể hiện sự tôn trọng và đảm bảo quyền lợi của mỗi bên mà còn giúp duy trì sự minh bạch và uy tín trong quan hệ giao dịch. Chính vì vậy, việc thẩm định và thỏa thuận về mọi khía cạnh của việc thuê nhà là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ lợi ích và tránh xung đột không cần thiết trong tương lai. Khi cho người nước ngoài thuê nhà cần lưu ý những điều sau:

Thứ nhất, bên cho thuê cần có hồ sơ chứng minh được rằng mình là chủ sử dụng hợp pháp, cụ thể như sau:

– Đối với trường hợp địa điểm dùng làm cơ sở kinh doanh cho người nước ngoài thuê nhà là nhà của bạn thì nhà bạn đã phải được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Đối với trường hợp địa điểm dùng làm cơ sở kinh doanh là bạn thuê của chủ sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm hiện tại thì trong Hợp đồng bạn ký với chủ sử dụng đất bạn phải có quyền cho thuê lại.

Thứ hai, đối với Hợp đồng thuê nhà:

Căn cứ vào quy định tại Điều 133, Luật Nhà ở và Khoản 2, Điều 93 của Luật Nhà ở, hợp đồng cho khách ngoại quốc thuê nhà phải thể hiện các nội dung sau đây:

– Họ và tên của các cá nhân và địa chỉ của các bên.

– Mô tả đặc điểm của nhà ở và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.

– Giá cho thuê.

– Thời hạn và phương thức thanh toán tiền.

– Thời gian giao nhận nhà ở và thời hạn cho thuê.

– Quyền và nghĩa vụ của các bên.

– Cam kết của các bên.

– Các thỏa thuận khác.

– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

– Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng.

– Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên.

Bên cạnh đó, hợp đồng này hai bên chỉ cần ký tay là đã có hiệu lực chứ không cần phải công chứng, chứng thực.

Quy định cho người nước ngoài thuê nhà yêu cầu hợp đồng cho thuê nhà phải được công chứng hợp lệ theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp cho thuê nhà ở dưới 06 tháng (Khoản 3, Điều 93, Luật Nhà ở).

Theo quy định tại Điều 133 và Điều 103, Luật Nhà ở, chủ nhà cho người nước ngoài thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi bên thuê nhà có ít nhất một hoặc nhiều hành vi như sau:

– Sử dụng nhà ở trái với mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà;

– Trả tiền thuê nhà không đúng như thỏa thuận trong hợp đồng liên tiếp trong 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

– Sửa chữa, cải tạo, đổi nhà ở đang thuê hoặc cho người khác thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê nhà ở;

– Cố ý làm hư hỏng nhà ở hoặc nội thất nhà cho thuê;

– Làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn/bản lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Câu hỏi thường gặp

Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam với hình thức nào?

Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua 02 nhóm hình thức sau:
Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;
Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Thủ tục thuê nhà đới với người nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết chứng minh đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Bước 2: Ký kết hợp đồng thuê nhà
Nếu thời hạn thuê nhà từ 06 tháng trở lên thì phải có công chứng, chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Nghĩa vụ của cá nhân nước ngoài là chủ sở hữu nhà ở tại Việt Nam như thế nào?

Nghĩa vụ của cá nhân nước ngoài là chủ sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo Điều 162 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 Luật này có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 11 Luật này.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 Luật này có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:
+ Đối với chủ sở hữu là cá nhân nước ngoài thì được cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật không cấm nhưng trước khi cho thuê nhà ở, chủ sở hữu phải có văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê nhà ở này theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;
+ Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì chỉ được sử dụng nhà ở để bố trí cho những người đang làm việc tại tổ chức đó ở, không được dùng nhà ở để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác;
+ Thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

0908.078.995